Đối với việc hủy ngang bảo lãnh chung theo đề nghị của tổ chức tín dụng, Tổng cục Hải quan cho biết, tại điểm e Khoản 4 Điều 43 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định: “Trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có văn bản đề nghị dừng sử dụng bảo lãnh chung (hủy ngang): Cơ quan Hải quan khi nhận được văn bản đề nghị dừng bảo lãnh chung của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh thì thực hiện dừng ngay việc sử dụng bảo lãnh chung đó trên Hệ thống, có văn bản thông báo cho tổ chức tín dụng việc chấp thuận dừng bảo lãnh chung với điều kiện tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) của các tờ khai đã sử dụng bảo lãnh chung đó đã được nộp đủ vào ngân sách Nhà nước”.
Tại mẫu số 06/TBLC/TXNK- Thư bảo lãnh Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC, nội dung thư bảo lãnh chung có nêu rõ trách nhiệm của các tổ chức tín dụng: “trường hợp có hủy ngang (dừng sử dụng bảo lãnh), sau khi được cơ quan Hải quan đồng ý, chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm đến cùng cho đến khi số tiền thuế được bảo lãnh, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) của các tờ khai sử dụng bảo lãnh này đã nộp đủ vào NSNN”.
Vì vậy, theo các quy định trên, trường hợp tổ chức tín dụng có văn bản đề nghị dừng bảo lãnh chung thì việc chấp thuận dừng bảo lãnh chung chỉ được thực hiện với điều kiện tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) của các tờ khai đã sử dụng bảo lãnh chung đó đã được nộp đủ vào NSNN